Sách giáo khoa Toán 11 (tập 1) (Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống) được biên soạn bởi các tác giả: Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Cung Thế Anh, Trần Văn Tấn, Đặng Hùng Thắng (đồng Chủ biên), Trần Mạnh Cường, Lê Văn Cường, Nguyễn Đạt Đăng, Lê Văn Hiện, Phan Thanh Hồng, Trần Đình Kế, Phạm Anh Minh, Nguyễn Thị Kim Sơn.
LỜI NÓI ĐẦU:
Các em học sinh yêu quý!
Trên tay các em là cuốn TOÁN 11 của bộ sách “Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống”. Đúng như tên gọi của bộ sách, các kiến thức trình bày ở đây chủ yếu xuất phát từ những tình huống của cuộc sống quanh ta và trở lại giúp ta giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Vì thế, khi học Toán theo cuốn sách này, các em sẽ cảm nhận được rằng, Toán học thật là gần gũi.
Đoạn mở đầu của các chương, các bài học thường đưa ra những tình huống, những ví dụ thực tế cho thấy sự cần thiết phải đưa đến những khái niệm toán học mới. Qua đó, các em sẽ được trau dồi những kĩ năng cần thiết cho một công dân trong thời hiện đại, đó là khả năng “mô hình hoá”. Khi đã đưa vấn đề thực tiễn về bài toán (mô hình toán học), chúng ta sẽ phát hiện thêm những kiến thức toán học mới, để cùng với những kiến thức đã biết giải quyết bài toán thực tiễn đặt ra.
Hi vọng rằng, qua mỗi bài học, mỗi chương sách, qua mỗi vòng lặp từ thực tiễn đến tri thức toán học, rồi từ tri thức toán học quay về thực tiễn, TOÁN 11 sẽ giúp các em trưởng thành nhanh chóng và trở thành người bạn thân thiết của các em.
Chúc các em thành công cùng TOÁN 11!
MỤC LỤC:
CHƯƠNG I. HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC.
Bài 1. Giá trị lượng giác của góc lượng giác.
Bài 2. Công thức lượng giác.
Bài 3. Hàm số lượng giác.
Bài 4. Phương trình lượng giác cơ bản.
Bài tập cuối chương I.
CHƯƠNG II. DÃY SỐ. CẤP SỐ CỘNG VÀ CẤP SỐ NHÂN.
Bài 5. Dãy số.
Bài 6. Cấp số cộng.
Bài 7. Cấp số nhân.
Bài tập cuối chương II.
CHƯƠNG III. CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO XU THẾ TRUNG TÂM CỦA MẪU SỐ LIỆU GHÉP NHÓM.
Bài 8. Mẫu số liệu ghép nhóm.
Bài 9. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm.
Bài tập cuối chương III.
CHƯƠNG IV. QUAN HỆ SONG SONG TRONG KHÔNG GIAN.
Bài 10. Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian.
Bài 11. Hai đường thẳng song song.
Bài 12. Đường thẳng và mặt phẳng song song.
Bài 13. Hai mặt phẳng song song.
Bài 14. Phép chiếu song song.
Bài tập cuối chương IV.
CHƯƠNG V. GIỚI HẠN. HÀM SỐ LIÊN TỤC.
Bài 15. Giới hạn của dãy số.
Bài 16. Giới hạn của hàm số.
Bài 17. Hàm số liên tục.
Bài tập cuối chương V.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM.
Một vài áp dụng của Toán học trong tài chính.
Lực căng mặt ngoài của nước.
Bảng tra cứu thuật ngữ.
Bảng giải thích thuật ngữ.